
Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp không giống như các thủ tục hành chính đơn thuần khác mà là cả một quá trình thực hiện mà người khởi nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành. Do đó, nếu chưa trang bị cho mình những kiến thức cần thiết là một thiệt thòi cho những doanh chủ trong tương lai trên con dường khởi nghiệp.
Có hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ thành lập hơn 50.000 doanh nghiệp và công ty trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận, chúng tôi luôn hết mình phục vụ khách hàng với phương châm NHANH CHÓNG – BẢO MẬT – CHÍNH XÁC. Việt Luật cam kết mang đến Quý khách hàng sự hài lòng nhất với sự nhiệt tình, trách nhiệm và tác phong làm việc chuyên nghiệp.

Trình tự, thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp (kể từ ngày 24/07/2023)
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, bao gồm các giấy tờ sau:
- Đối với cá nhân là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông hoặc là người đại diện theo pháp luật
- Căn cước công dân;
- Hộ chiếu.
- Đối với tổ chức là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông
- Giấy tờ pháp lý;
- Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền
- Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Lưu ý:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân phải còn thời hạn là bản sao y công chứng;
- Giấy tờ pháp lý được cấp bởi cơ quan nước ngoài phải được Hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang Tiếng Việt.
- Cung cấp số điện thoại của công ty (lưu ý, nên sử dụng số điện thoại ít sử dụng vì có thể sẽ bị làm phiền bởi quảng cáo, dễ bị lừa đảo);
- Hợp đồng thuê, giấy tờ liên quan đến trụ sở sẽ được lưu lại công ty để nếu cơ quan thuế kiểm tra thì tránh bị phạt, thủ thành lập không yêu cầu cung cấp.
Bước 2: Việt Luật soạn hồ sơ
Thành phần hồ sơ bao gồm:
Công ty TNHH một thành viên | Công ty TNHH 2 thành viên trở lên | Công ty Cổ phần | |
Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp | Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp | Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp | |
Điều lệ công ty | Điều lệ công ty | Điều lệ công ty | |
Danh sách thành viên | Danh sách cổ đông | ||
Đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức | Văn bản ủy quyền phần vốn góp (Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức) | ||
Danh sách đại diện theo ủy quyền | |||
Giấy ủy quyền |
Lưu ý khi soạn Điều lệ công ty:
Điều lệ công ty phải đảm bảo có những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Cơ cấu tổ chức quản lý;
- Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
- Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
- Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;
- Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
- Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
- Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
Bước 3: Nộp hồ sơ cho Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Việt Luật thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan có thẩm quyền nếu phát sinh vấn đề.
- Hồ sơ sẽ được trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
- Hoặc bạn có thể tự tạo tài khoản và nộp hồ sơ theo hướng dẫn bên dưới bài viết này.
Bước 4: Nộp tiền bố cáo
Bố cáo thành lập doanh nghiệp là thủ tục, là hình thức giới thiệu doanh nghiệp với công chúng
Theo quy định tại Tông tư 47/2019/ TT-BTC lệ phí công bố thông tin là 100.000 đồng/lần.
Nếu doanh nghiệp không đăng bố cáo thì có thể bị phạt hành chính theo quy định dưới đây.
Theo Mục 1 điều 45 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không đúng thời hạn quy định.
Bước 5: Nhận kết quả
Sau thời gian từ 3 – 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu bên dưới
Bước 6: Đăng bố cáo doanh nghiệp
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thay mặt bạn đăng bố cáo trong trường hợp bạn đã nộp lệ phí đăng bố cáo nếu hồ sơ được chấp thuận.
Bước 7: Đặt con dấu
Trong thời gian đợi kết quả, bạn có thể thiết kế logo hoặc mẫu dấu mà bạn thích, sau khi nhận được Giấy phép, Việt Luật sẽ hỗ trợ bạn đặt con dấu. Thông tin trên con dấu nên có (Vì Luật không quy định cụ thể):
- Tên công ty
- Mã số thuế
- Quận, Thành phố
- Logo (nếu có)
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp không phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng. Việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Năm 2023, thành lập công ty/doanh nghiệp lưu ý những gì?
Khung pháp lý mới cho công ty thành lập áp dụng từ 24/07/2023
- Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/2020;
- Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ban hành ngày 12/6/2017;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp ban hành ngày 04/01/2021;
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ban hành ngày 16/3/2021
→ Tin vui cho cộng đồng doanh nghiệp là LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Để được xem là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đáp ứng các điều kiên như: vốn không quá 100 tỷ đồng, lao động không quá 200 người, doanh thu không quá 300 tỷ.
Như vậy, với điều kiện này thì đại đa số các công ty khởi nghiệp đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) DNNVV có được ưu đãi gì, quý vị tham khảo bài viết sau.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023
Chủ thể thành lập doanh nghiệp
Trường hợp được thành lập doanh nghiệp
- Đối với cá nhân: có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015
- Đối với tổ chức: được thành lập một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc của nước mà tổ chức mang quốc tịch
Trường hợp không được thành lập doanh nghiệp
Căn cứ vào khoản 2 – Điều 17 – Luật Doanh nghiệp 2020
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn nhà nước trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên;
- Người hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Người bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng;
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự;
Loại hình Doanh nghiệp dự kiến thành lập
Theo quy định của pháp Luật Doanh nghiệp, hiện có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến đó là:
- Công ty TNHH một thành viên;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Công ty Cổ phần;
- Công ty Hợp danh;
- Doanh nghiệp tư nhân
Quý khách tham khảo thêm: So sánh các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020
Hiện nay, loại hình Doanh nghiệp được lựa chọn thành lập nhiều nhất là Công ty Trách nhiệm hữu hạn, sau đó là Công ty Cổ Phần.
Dưới đây là một số ưu nhược điểm của Công ty Trách nhiệm hữu hạn và Công ty Cổ Phần:
Ưu nhược điểm của công ty TNHH MTV
a. Ưu điểm:
- Cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ quản lý;
- Chủ sở hữu quyết định mọi vấn đề của công ty;
- Trách nhiệm về khoản nợ và tài sản ít rủi ro hơn;
- Chuyển nhượng vốn bằng giá chỉ cần khai thuế TNCN.
- Thành viên công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình;
- Có thể huy động thêm vốn của cá nhân, tổ chức khác => Tuy nhiên số lượng thành viên không vượt quá 50;
- Ưu tiên chuyển nhượng vốn cho các thành viên công ty khác
b. Nhược điểm:
- Khó huy động vốn;
- Nếu huy động vốn bằng cách chuyển nhượng hoặc do cá nhân khác góp thêm thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Vì không được phát hành cổ phiếu cho nên việc huy động vốn khá khó khăn và hạn chế số lượng thành viên chỉ có 50.
Ưu nhược điểm của công ty Cổ phần
a. Ưu điểm
- Khả năng huy động vốn cao, không giới hạn số lượng;
- Trách nhiệm rủi ro của cổ đông thấp vì chỉ chịu trách nhiệm trong số lượng góp vốn;
- Khi chuyển nhượng cổ phần, phải đóng thuế 0.1%/giá chuyển nhượng;
- Phù hợp với các công ty có quy mô lớn, có cơ cấu tổ chức chắc chẽ.
b. Nhược điểm
- Thực tế tại Việt Nam, quyền lực tập trung chủ yếu vào các cổ đông nắm giữ số cổ phần lớn;
- Quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ có thể bị xâm phạm và ảnh hưởng;
- Cơ cấu tổ chức phức tạp, phân cấp rõ rệt như sau:
- Đại hội đồng cổ đông là bộ phận nắm quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần, tuy nhiên ít hoạt động và một năm thường chỉ họp 1 lần;
- HĐQT có toàn quyền quản lý và ra quyết định chiến lược cho công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông;
- Giám đốc/Tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh hàng ngày, chịu trách nhiệm trước HĐQT.
- Không thể hiện danh sách cổ đông trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp
Việt Luật hỗ trợ tra cứu miễn phí để tránh trùng tên hoặc gây nhầm lẫn
Quý khách có thể tham khảo thêm Quy định về việc đặt tên Doanh nghiệp mới nhất
Đặc điểm tên Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp đăng ký tên bằng tiếng Việt, bằng tiếng nước ngoài hoặc tên viết tắt (nếu có);
- Tên tiếng Việt bao gồm:
- Loại hình doanh nghiệp, ví dụ:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH);
- Công ty Cổ Phần (Công ty CP);
- Công ty hợp danh (Công ty HD);
- Doanh nghiệp tư nhân (Doanh nghiệp tư nhân).
- Tên riêng: được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, ví dụ:
- Thương Mại Dịch vụ An Phát;
- Sản Xuất Gia Khiêm….
- Loại hình doanh nghiệp, ví dụ:
- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh
-
- Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên;
- hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
-
- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Thế nào là trùng hoặc gây nhầm lẫn?
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
- Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Những điều cấm khi đặt tên Doanh nghiệp
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp.
- Trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó.
- Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp
Những điều cần lưu ý khi chọn địa chỉ công ty
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Những điểm cần lưu ý:
- Có đủ 4 cấp hành chính (Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh)
- Có số nhà (đối với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội thì bắt buộc phải có số nhà, tuy nhiên tại các Tỉnh khác thì số nhà không bắt buộc nếu chưa có);
- Trường hợp thuê tại tòa nhà thì phải có số tầng, lầu;
- Không được lấy địa chỉ không có thực (địa chỉ ma) để đặt trụ sở;
- Không dùng chung cư để làm địa chỉ trụ sở, nếu trường hợp căn hộ hỗ hợp kinh doanh và ở (officetel) thì cần có xác nhận của Chủ đầu tư;
- Nên có Hợp đồng thuê trụ sở nếu không phải là nhà riêng.
Quý khách cũng có thể tham khảo dịch vụ thuê văn phòng ảo của Việt Luật bên dưới, tiết kiệm chi phí, ưu đãi ngập tràn.
Ngành, nghề kinh doanh của công ty/doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trước ngày 1/7/2015, nếu đăng ký ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh: phổ biến là yêu cầu về chứng chỉ hành nghề và vốn pháp định.
=> Nay theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì khi thành lập doanh nghiệp, các thành viên/cổ đông chỉ cung cấp bản sao có chứng thực CMND hoặc hộ chiếu hoặc thể căn cước công dân.
=> Như vậy, đối với 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp không phải chứng minh khi thành lập doanh nghiệp.
Quý vị có thể tham khảo danh sách ngành nghề kinh doanh tại bài viết sau:
Trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không thể hiện ngành nghề kinh doanh. Thông tin này chúng ta có thể tra cứu mã ngành, nghề tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Vốn điều lệ khi thành lập công ty/doanh nghiệp
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần;
=> Hiện nay, khi nộp hồ sơ tại Sở Kế Hoạch và Đầu tư, chủ Doanh nghiệp không cần chứng minh vốn điều lệ đã đăng ký, tuy nhiên Doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý. Không nên đăng ký quá thấp hoặc quá cao vì thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản, trong khi đó thủ tục giảm vốn điều lệ công ty lại gây khó nhiều khó khăn.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp:
- Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Trong thời hạn này, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.
Lưu ý: Thời gian không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.
Người đại diện theo pháp luật của công ty/doanh nghiệp
Theo Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
- Là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
- Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Điều kiện:
- Từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Không bị treo mã số thuế trên dữ liệu quản lý thuế và quản lý doanh nghiệp;
- Người đại diện không nhất thiết phải là người góp vốn tại Công ty.
Chức vụ của người đại diện theo pháp luật:
- Tổng Giám đốc công ty;
- Giám đốc công ty;
- Chủ tịch công ty – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị – đối với công ty cổ phần;
- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc/Giám đốc – Đối với công ty cổ phần;
- Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc/Giám đốc – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Chủ tịch Hội đồng thành viên – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Hoặc các chức danh khác theo quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy định pháp luật.
Lệ Phí môn bài cho công ty mới thành lập
Luật Phí và Lệ phí ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Theo đó, Nghị định 139/2016/NĐ-CP hướng dẫn về LỆ PHÍ MÔN BÀI thay cho THUẾ MÔN BÀI trước đây.
Cụ thể như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.
Chi tiết về lệ phí môn bài, quý vị xem bài viết sau:
Con dấu của công ty
Luật Doanh nghiệp 2020 ra đời và có hiệu lực từ 1/1/2021 quy định rất nhiều vấn đề có tính tiến bộ trong quản lý hành chính nhà nước về doanh nghiệp. Một trong số đó là quy định về con dấu. Theo đó, doanh nghiệp có trọn quyền quyết định về việc tạo ra và sử dụng con dấu. Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu và tự do chọn hình dạng, kích thước và màu sắc cho con dấu. Chi tiết về con dấu quý vị có thể xem tại bài viết sau:
Hoá đơn GTGT của công ty
Khi thành lập công ty thì hoá đơn GTGT cũng là vấn đề cần quan tâm trước tiên. Một vấn đề lâu nay làm đau đầu kế toán là làm thế nào để đăng ký sử dụng hoá đơn GTGT để chọn cách tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
Nay kế toán không còn lo lắng về vấn đề này nữa. Ngày 19/9/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 93/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.
=> Theo đó, doanh nghiệp không cần nộp tờ 06/GTGT để đăng ký phương pháp tính thuế GTGT nữa.
Các loại thuế cơ bản cần nộp sau khi thành lập công ty/doanh nghiệp
- Lệ phí môn bài (được miễn năm đầu tiên)
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu);
- Thuế tài nguyên (nếu có sử dụng tài nguyên);
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu kinh doanh ngành nghề đặc biệt hạn chế kinh doanh).
Thời hạn nộp tờ khai GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
- Quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
- Quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
- Quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.
Lưu ý:
- Dù có phát sinh hóa đơn hay không thì đến kỳ nộp tờ khai vẫn phải nộp tờ khai;
- Dù chưa xuất hóa đơn nhưng đã đăng ký sử dụng thì vẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
- Công ty dù không phát sinh vẫn nộp báo cáo tài chính.
- Công ty có vốn nước ngoài bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán
Những công việc cần phải làm sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu là một trong những việc cần làm sau khi có Giấy phép công ty Công ty nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế quản lý. Trên thực tế, mỗi cơ quan thuế sẽ yêu cầu những giấy tờ khác nhau, tuy nhiên dưới đây là thành phần hồ sơ cơ bản quý khách cần chuẩn bị:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
- Quyết định bổ nhiệm kế toán;
- Tờ đăng ký thực hiện hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn;
- Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định;
- Bảng đăng ký chương trình mở sổ kế toán bằng máy tính;
- Tờ khai lệ phí môn bài (nộp online);
- Giấy ủy quyền hoặc giấy giới thiệu nộp hồ sơ (nếu có).
Lưu ý: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp GPKD, doanh nghiệp cần phải tiến hành thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu
2. Đăng ký chữ ký số (Token)
- Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, ký hóa đơn điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính…mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty.
- Chữ ký số là yêu cầu bắt buộc phải sử dụng;
- Vai trò của chữ ký số được hiểu như là một chữ ký tay của cá nhân hay một con dấu của cơ quan, doanh nghiệp;
- Sử dụng chữ ký số, các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp sẽ được pháp luật thừa nhận về mặt pháp lý khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử;
- Tiêu biểu một số giao dịch như ký kê khai thuế, hợp đồng điện tử, giao dịch tài chính…
- chữ ký số sẽ giúp việc trao đổi dữ liệu dễ dàng, nhanh chóng, đảm bảo tính pháp lý, tiết kiệm rất nhiều thời gian đi lại, chờ đợi, không phải in ấn hồ sơ. Việc ký kết cũng có thể diễn ra ở bất kì đâu, bất kì thời gian nào.
=> Quý khách có thể tham khảo bảng giá chữ ký số theo thông tin dưới đây của nhà mạng Easy-CA
3. Mở tài khoản ngân hàng, đăng ký nộp thuế điện tử, thông báo số tài khoản ngân hàng lên cơ quan thuế.
Quý khách liên hệ ngân hàng để mở tài khoản cho công ty. Tùy theo quy định của ngân hàng mà mỗi ngân hàng yêu cầu thành phần hồ sơ khác nhau. Dưới đây là những giấy tờ cơ bản quý khách cần chuẩn bị:
- Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao y CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
- Con dấu công ty;
Lưu ý:
- Quý khách nên đăng ký dịch vụ nộp thuế điện tử cho ngân hàng;
- Thông báo số tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế quản lý trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản.
Đăng ký nộp thuế điện tử từ một ngân hàng mà doanh nghiệp đã đăng ký mở tài khoản.
4. Treo biển hiệu tại công ty
Biển hiệu công ty là các thức giới thiệu thông tin doanh nghiệp thể hiện bằng hình thức bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn néon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Quý khách liên hệ cơ sở in ấn, làm bảng hiệu gồm thông tin dưới đây và treo tại trụ sở công ty.
- Tên Công ty;
- Mã số thuế;
- Địa chỉ;
- Logo, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.
Lưu ý:
- Chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật quảng cáo
- Kích thước biển hiệu chỉ được làm theo các khuôn khổ sau:
- Đối với biển hiệu ngang, chiều cao tối đa là 2 m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
- Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 1 m, chiều cao tối đa là 4 mét nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
- Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng
Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.
Theo quy định tại Điểm c – Khoản 2 – Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư:
Việc không treo bảng hiệu tại trụ sở sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
5. Nên có Kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán
- Việc nộp tờ khai, quản lý sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… là những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của công ty;
- Vi phạm hành chính về thuế có thể bị xử phạt bằng tiền, đóng mã số thuế… gây cản trở việc kinh doanh.
=> Cho nên việc công ty có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện việc khai báo thuế đúng hạn, tránh vi phạm và có tiền lệ tốt để hỗ trợ cho việc kinh doanh đối với cơ quan quản lý thuế.
6. Nộp lệ phí môn bài hằng năm
Doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài hàng năm (trước ngày 31/1 để tránh phát sinh lãi chậm nộp), mức nộp lệ phí môn bài phụ thuộc vào vốn điều lệ của công ty theo quy định dưới đây:
Trên 10 tỷ đồng | 3 triệu đồng/năm |
Từ 10 tỷ đồng trở xuống | 2 triệu đồng/năm |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh | 1 triệu đồng/năm |
Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.
7. Đăng ký bảo hiểm cho người lao động
Đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu, thủ tục như sau:
Bước 1: Lập và nộp hồ sơ
- Người lao động: Lập mẫu TK1-TS nộp cho Doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp: Ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng đối với người lao động đã được cấp mã BHXH; hướng dẫn người lao động lập mẫu TK1-TS
Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo quy định Bước 3: Nhận kết quả bao gồm Sổ BHXH, thẻ BHYT
Các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội:
- Người làm việc theo hợp đồnglao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 03 tháng trở lên.
- Đối tượng lao động có HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng è có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018)
- Người làm việc theo hợp đồnglao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
- Kể cả hợp đồnglao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp VÀ có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam
Các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
- Người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương;
Các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
- Không xác định thời hạn;
- Xác định thời hạn;
- Theo mùa vụ/theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
Mức đóng
TRÁCH NHIỆM ĐÓNG | TỶ LỆ TRÍCH ĐÓNG CỦA CÁC LOẠI BẢO HIỂM BẮT BUỘC
THAM GIA CHO CÔNG DÂN VN (Quyết định 595/QĐ-BHXH) |
||||
BHXH | BH TNLĐ-BNN | BHYT | BHTN | TỔNG CỘNG | |
Doanh nghiệp đóng | 17% | 0.5% | 3% | 1% | 21.5% |
Người lao động đóng | 8% | 0 | 1.5% | 1% | 10.5% |
Tổng | 25% | 0.5% | 4.5% | 2% | 32% |
HĐLĐ có thời hạn | ≥1 tháng | ≥1 tháng | ≥ 3 tháng | ≥ 3 tháng | |
HĐLĐ mùa vụ ≤ 3T < 12T | Đóng | Đóng | Không đóng | Đóng |
8. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Đầu tiên, phải nên lựa chọn nhà cung cấp có uy tín, bạn có thể tham khảo thông tin dịch vụ dưới đây:
Bước 1: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
- Truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
- Nội dung thông tin đăng ký, thay đổi thông tin đã đăng ký theo Mẫu số 01, Nghị định 119/2018/NĐ-CP
Bước 2: Nhận thông báo từ cơ quan thuế
- Sau 1 ngày làm việc, cơ quan thuế có trách nhiệm chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của Doanh nghiệp;
- Trường hợp cơ quan thuế không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Lưu ý:
- Ngày bắt đầu sử dụng hoá đơn điện tử sẽ sau 02 ngày kể từ ngày thông báo phát hành hoá đơn.
- Hóa đơn mẫu và quyết định sử dụng hóa đơn điện tử phải được scan và lưu lại dưới định dạng word để nộp đính kèm thông báo phát hành hoá đơn qua mạng;
- Thông báo phát hành hóa đơn điện tử phải niêm yết tại trụ sở;
- Tìm hiểu kỹ thủ tục ở mỗi cơ quan thuế vì quy định không thống nhất.
9. Xin cấp Giấy phép con nếu công ty kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm 227 ngành theo quy định của Luật Đầu tư 2020. Mỗi ngành, nghề kinh doanh sẽ có một điều kiện riêng, do đó, sau khi thành lập xong, quý khách cần đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện theo quy định để xin cấp Giấy phép con của ngành nghề đó để chính thức đi vào hoạt động.
Việt Luật ví dụ quý khách thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế, quý khách cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
=> Giấy phép con của ngành này là Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
10. Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu của công ty
Mục đích của việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu của công ty là:
- Nhận diện thương hiệu riêng của công ty trong vô ngàn các đối thủ khác;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
– Tờ khai đăng ký theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
– Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
– Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Bước 1: Nộp hồ sơ lên Cục Sở hữu trí tuệ
Nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Thành phố Đà Nẵng
Bước 2: Thẩm định hình thức
Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Bước 3: Thẩm định nội dung
Thời gian thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng
Bước 4: Thông báo chấp nhận hoặc từ chối cấp văn bằng
Sau bước 2, 3 => Nếu đủ điều kiện Cục sẽ cấp văn bằng, nếu không cấp thì phải nêu lý do
=> Tra cứu nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên tra cứu nhãn hiệu để xác định nhãn hiệu dự định đăng ký có tương tự với các nhãn hiệu của các chủ thể khác đã đăng ký trước đó hay không? Đồng thời đánh giá khả năng nhãn hiệu nộp đơn có được cấp bằng bảo hộ hay không?
Có 2 cách tra cứu nhãn hiệu đó là sơ bộ và chuyên sâu:
Đối với tra cứu sơ bộ:
Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu qua website: https://ipvietnam.gov.vn/ hoặc trang của wipo.
Đối với tra cứu chuyên sâu:
- Đây không phải là thủ tục bắt buộc nhưng để tránh mất thời gian cho chủ doanh nghiệp thì nên tiến hành.
- Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện.
- Kết quả tra cứu nhãn hiệu: Bản thông báo kết quả tra cứu nhãn hiệu và tư vấn đánh giá tính khả thi, hướng dẫn cách thức thực hiện thủ tục đăng ký.
Lưu ý: Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi đơn.